Kinh tế Estado_Novo_(Bồ_Đào_Nha)

Salazar quan sát mô hình Cầu Santa Clara của Edgar CardosoCoimbra

Vấn đề hơn hết của Bồ Đào Nha vào năm 1926 là khoản nợ công khổng lồ. Salazar vài lần từ chối chức bộ trưởng tài chính giữa năm 1926 và 1928, lấy lý do sức khỏe kém, phụng sự chăm sóc cha mẹ già và thích lối sống học thuật ẩn dật. Năm 1927 khi Sinel de Cordes làm bộ trưởng, nợ công tiếp tục tăng, chính phủ cố vay từ Baring Brothers, có Hội vạn quốc tán thành, nhưng các yêu cầu thì không thể chấp nhận được. Khi Bồ Đào Nha có nguy cơ sụp đổ tài chính, Salazar cuối cùng đồng ý làm Bộ trưởng tài chính thứ 81 vào ngày 26 tháng 4 năm 1928 sau khi Óscar Carmona đắc cử Tổng thống.Tuy nhiên trước khi nhậm chức, Salazar có Carmona bảo đảm tuyệt đối ông được tự do phủ quyết chi tiêu của mọi bộ chính phủ, không chỉ bộ tài chính. Từ đó, Salazar trở thành sa hoàng tài chính.

Trong vòng một năm, có quyền hành đặc biệt, Salazar cân bằng ngân sách và ổn định hóa quốc tệ của Bồ Đào Nha, có được thặng dư ngân sách đầu tiên của nhiều sau khi khôi phục trật tự với chi thu quốc gia và thi hành các biện pháp thắt lưng buộc bụng, là mới mẻ vô tiền ở Bồ Đào Nha.[47]

Tháng 7 năm 1940, tạp chí Hoa Kỳ Life xuất bản một bài về Bồ Đào Nha, nhận định khi bàn về lịch sự hỗn loạn gần đây "bất kỳ ai thấy Bồ Đào Nha 15 năm trước có thể đã nói nó đáng chết đi. Cai trị thì gớm ghiếc, phá sản, dơ dáy, đầy rẫy bệnh tật và nghèo nàn, lộn xộn đến mức Hội vạn quốc lập từ mới để mô tả sự thấp bậc nhất về phúc lợi quốc gia: "Bồ Đào Nha". Rồi sau Lục quân lật đổ Nước cộng hòa đã khiến nước nhà lâm vào tình trạng đáng thương này." Tờ Life thêm rằng để trị Bồ Đào Nha Nha thì khó và giải thích Salazar "lĩnh một đất nước hỗn loạn, nghèo đói" mà sau cải cách được.[48]

  Quốc gia thành viên Hiệp hội Mậu dịch tự do châu Âu từ năm 1995
  Cựu nước thành viên, hiện tại thành viên Liên minh châu Âu. Bồ Đào Nha gia nhập Cộng đồng Kinh tế châu Âu năm 1986 (hiện tại là Liên minh châu Âu), rời Hiệp hội Mậu dịch tự do châu Âu sau khi làm thành viên sáng lập vào năm 1960.

Từ năm 1950 đến khi Salazar qua đời năm 1970, GDP đầu người tăng ở mức hàng năm 5.7%. Trong đầu thập niên 60, các nhà kỹ trị xuất hiện có kinh nghiệm kinh tế học và chuyên môn kỹ thuật-công nghiệp, dẫn đến thời kỳ phát triển kinh tế mới, Bồ Đào Nha trở thành nước hấp dẫn với đầu tư quốc tế. Phát triển công nghiệp, kinh tế tiếp tục trong suốt thập niên 60. Trong nhiệm kỳ của Salazar, Bồ Đào Nha tham gia thành lập Hiệp hội Mậu dịch tự do châu Âu năm 1960 và Tổ chức Kinh hợp năm 1961, trong đầu thập niên 60 cũng ký kết Tổng hiệp định Mậu dịch và Quan thuế, gia nhập Quỹ tiền tệ quốc tếNgân hàng thế giới; đánh dấu sự bắt đầu của chính sách kinh tế hướng ngoại hơn của Salazar. Ngoại thương tăng 52% về xuất khẩu và 40% về nhập khẩu. Phát triển kinh tế và mức hình thành tư bản trong thời kỳ 1960-1973 biểu trưng bằng suất tăng trưởng GDP hàng năm vô tiền 6.9%, sản xuất công nghiệp 9%, tiêu thụ tư nhân 6.5% và tổng vốn cố định 7.8%.[6]

Năm 1960 khi Salazar bắt đầu thi hành chính sách kinh tế hướng ngoại hơn, GDP đầu người của Bồ Đào Nha chỉ là 38% trung bình Cộng đồng châu Âu (EC-12), cuối thời kỳ Salazar năm 1968 thì đã tăng đến 48%, năm 1973 có Marcelo Caetano lãnh đạo thì đạt được 56.4% trung bình EC-12.[7] Nhìn một cách tổng quát, sau thời kỳ phân kỳ kinh tế dài trước năm 1914, sau một thời gian hỗn lão của Nước cộng hòa thứ nhất, nền kinh tế Bồ Đào Nha hồi phục chút ít cho đến năm 1950, sau phát triển mạnh, hội tụ kinh tế với các nước giàu nhất Tây Âu cho tới cuộc Cách mạng Cẩm chướng tháng 4 năm 1974.[8] Phát triển kinh tế Bồ Đào Nha từ năm 1960 đến 1973 trong chế độ Tân Quốc (ngay cả với hậu quả của cuộc chiến đắt đỏ ở các lãnh thổ châu Phi chống các nhóm du kích độc lập) tạo cơ hội thật sự hội nhập với các nền kinh tế phát triển của Tây Âu. Bằng di cư, buôn bán, du lịch và đầu tư hải ngoại, các cá nhân và công ty thay đổi xu hướng sản xuất và tiêu thụ mà làm thành thay đổi cơ cấu. Cùng lúc, sự phức tạp gia tăng của nền kinh tế đang phát triển tạo các thử thách kỹ thuật và tổ chức mới, kích thích việc hình thành các nhóm quản lý, chuyên nghiệp hiện đại.[49]

Chi tiêu quân sự Bồ Đào Nha trong Chiến tranh thực dân: OFMEU – Ngân sách quốc gia cho Chi tiêu quân sự hải ngoại; *conto – từ phổ biến cho "1000 $ (PTE)"

Về các lãnh thổ hải ngoại, ngoài các biện pháp quân sự thì Bồ Đào Nha phản ứng "làn gió thay đổi" ở các thuộc địa châu Phi bằng cách kết hợp chặt chẽ hơn với đại lục về mặt hành chính và kinh tế, bằng trao đổi dân số và tư bản, tự do hóa mậu dịch và quy định đồng tiền chung tên là Khu vực Escudo. Kế hoạch kết hợp vạch ra năm 1961 ấn định Bồ Đào Nha phải gỡ bỏ quan thuế với nhập khẩu từ lãnh thổ hải ngoại không trễ hơn tháng 1 năm 1964, các thuộc địa thì được tiếp tục áp thuế với hàng nhập khẩu từ Bồ Đào Nha, nhưng ở suất thiên vị, trong hầu hết các trường hợp là 50% của thuế bình thường áp với hàng hóa bắt nguồn từ ngoài Khu Escudo, nghĩa là xuất khẩu Bồ Đào Nha được tiếp cận thị trường thuộc địa một cách thiên vị. Nền kinh tế của các thuộc địa hải ngoại đặc biệt của AngolaMozambique bùng nổ.

Các thuộc địa hải ngoại Bồ Đào Nha trong thời kỳ Tân Quốc: AngolaMozambique là hai thuộc địa lớn nhất

Việc tự do hóa nền kinh tế Bồ Đào Nha có động lực mới trong thời hậu nhiệm Salazar, Thủ tướng Marcello José das Neves Caetano (1968-1974), chính quyền bãi bỏ các yêu cầu giấp phép công nghiệp đối với công ty trong hầu hết các lĩnh vực, năm 1972 ký hiệp định mậu dịch tự do với Cộng đồng châu Âu mới khuếch trương. Hữu hiệu đầu năm 1973, Bồ Đào Nha kỳ đến năm 1980 phải bãi bỏ hạn chế với hầu hết các hàng hóa cộng đồng, đến năm 1985 với các mặt hàng bí mật nhất định cấu thành 10% tổng số xuất khẩu Cộng đồng châu Âu đến Bồ Đào Nha. Bắt đầu năm 1960, tư cách thành viên Hiệp hội Mậu dịch tự do châu Âu cùng các nhà đầu tư nước ngoài hiện diện giúp Bồ Đào Nha hiện đại hóa công nghiệp và đa dạng hóa xuất khẩu giữa năm 1960 và 1973. Caetano thúc đẩy phát triển kinh tế và cải tiến xã hội như cấp lương hưu cho công nhân nông thôn không hề có cơ hội trả tiền an sinh xã hội. Có vài việc đầu tư lớn ở cấp quốc gia như xây dựng trung tâm chế biến dầu lớn ở Sines.

Bất kể các phương tiện sản xuất tập trung vào tay một số nhỏ nhóm tài chính-công nghiệp dựa vào gia đình, văn hóa kinh doanh Bồ Đào Nha cho phép các cá nhân giáo dục đại học có hoàn cảnh trung lưu thượng tiến lên các ngành nghề quản lý chuyên nghiệp.

Trước Cách mạng Cẩm chướng năm 1974, các công ty lớn, tiên tiến công nghệ nhất (và có tổ chức gần đây nhất) cung cấp cơ hột tốt nhất cho ngành nghề quản lý dựa theo năng lực thay vì quan hệ con ông cháu cha.

Đầu thập niên 70, sự phát triển kinh tế nhanh chóng, mức tiêu thụ cùng mua xe gia tăng của Bồ Đào Nha ưu tiên việc cải thiện giao thông vận tải. Chính quyền cho Brisa – Autoestradas de Portugal ưu huệ 30 năm thiết kế, xây dựng, quản lý và duy trì hệ thống đường cao tốc hiện đại.

Nền kinh tế Bồ Đào Nha và các thuộc địa hải ngoại trước thềm Cách mạng Cẩm chướng (cuộc đảo chính quân sự ngày 25 tháng 4 năm 1974) phát triển hơn hẳn mức trung bình châu Âu. Sức mua gia đình trung bình gia tăng cùng với các xu hướng tiêu thụ mới, xúc tiến đầu tư máy móc mới lẫn tiêu thụ hàng dân dụng bền và không bền.

Chính sách kinh tế của chế độ Tân Quốc khuyến khích và tạo dựng các điều kiện cho các tập đoàn lớn, thành công thành lập. Về mặt kinh tế, chính quyền duy trì chính sách xã đoàn để một phần lớn nền kinh tế Bồ Đào Nha trong tay một vài tập đoàn mạnh, bao gồm do các gia đình của António Champalimaud (Banco Pinto & Sotto Mayor, Cimpor), José Manuel de Mello (CUF – Companhia União Fabril, Banco Totta & Açores), Américo Amorim (Corticeira Amorim) và dos Santos (Jerónimo Martins); các tập đoàn đều có mô hình kinh doanh giống như keiretsuszaibatsus Nhật Bản. Companhia União Fabril (CUF) là một trong các tập đoàn lớn và đa dạng nhất, có các nghiệp vụ cốt lõi như xi măng, hóa chất, hóa dầu, hóa chất nông nghiệp, vải, bia, thức uống, luyện kim, kỹ thuật hải quân, kỹ thuật điện, bảo hiểm, ngân hàng, giấy, du lịchkhai thác mỏ, và trụ sở công ty ở đại lục Bồ Đào Nha, nhưng cũng có các chi nhánh, nhà máy cùng vài dự án kinh doanh phát triển khắp Đế quốc, đặc biệt ở AngolaMozambique. Các công ty gia đình vừa khác chuyên môn về vải (như ở thành phố Covilhã và miền đông tây), gốm sứ, kính và thủy tinh (như ở Alcobaça, Caldas da Rainha and Marinha Grande), gỗ kỹ thuật (như SONAE gần Porto), cá hộp (như Algarve và miền đông tây), thức ăn và đồ uống (thức uống cồn, từ rượu như Licor Beirão và Ginjinha đến bia như Sagres, sản xuất khắp nước, nhưng rượu vang là một trong thức uống cồn nổi tiếng và xuất khẩu nhiều nhất), du lịch (có cơ sở vững chắc ở Estoril/Cascais/Sintra và đang phát triển làm điểm thu hút quốc tế ở Algarve từ thập niên 60) và nông nghiệp (như các công ty rải rác quanh Alentejo, biết đến là vùng ngũ cốc của Bồ Đào Nha) hoàn tất nền kinh tế quốc dân đầu thập niên 70. Ngoài ra, dân số nông thôn theo sát chủ nghĩa nông nghiệp, rất quan trọng đối với đa số tổng dân số, có nhiều gia đình sống chỉ bằng nghề nông hay bổ sung tiền lương bằng nông nghiệp, chăn nuôi và lâm sản.

Các nền kinh tế của thuộc địa hải ngoại cũng có mức tăng trưởng và phát triển ấn tượng từ thập niên 20 trở đi. Thậm chí trong Chiến tranh Thực dân Bồ Đào Nha (1961-1974) là cuộc chiến phản du kích chống các nhóm du kích độc lập và khủng bố, AngolaMozambique (đương thời là Tỉnh hải ngoại) có suất tăng trưởng kinh tế liên hồi, vài lĩnh vực đang bùng nổ, là các trung tâm nổi tiếng quốc tế về sản xuất dầu, cà phê, bông, hạt điều, dừa, gỗ, khoáng sản (như kim cương), kim loại (như sắt và nhôm), chuối, cam quýt, trà, thùa sợi, bia (Cuca và Laurentina là các hãng bia thành công sản xuất địa phương), xi măng, cá và các hải sản khác, thịt bò và vải. Du lịch cũng là ngành phát triển nhanh ở châu Phi thuộc Bồ Đào Nha vì các khu nghỉ dưỡng biển cùng khu bảo tồn động vật hoang dã phát triển nhanh mà lại có nhu cầu. Trong khi chiến tranh thắng ở Angola, nhưng ít kiểm soát hơn ở Mozambique và bế tắc nguy hiểm ở Guinea từ góc nhìn của Bồ Đào Nha, nên chính quyền quyết định dùng các chính sách bền vững để có được nguồn tài chính cho chiến tranh lâu dài. Ngày 13 tháng 11 năm 1972, một quỹ đầu tư quốc gia thành lập bằng Sắc luật Decreto-Lei n.º 448/ /72 và nghị định Portaria 696/72 của Bộ quốc phòng, để tài trợ nỗ lực chống du kích ở các thuộc địa.[50] Ngoài ra, các Sắc luật mới (Sắc luật: Decretos-Leis n.os 353, de 13 de Julho de 1973, e 409, de 20 de Agosto) thi hành để cắt giảm chi tiêu quân sự và tăng số sĩ quan bằng cách sát nhập dân quân không chính quy như thể là quân quan bình thường.[51][52][53][54]

Công đoàn không được thành lập và không có chính sách lương tối thiểu. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng tạo tình hình sinh sống tốt hơn cho dân số trong thập niên 60, chiến tranh thực dân ở châu Phi bùng nổ dẫn đến thay đổi xã hội lớn, bao gồm phụ nữ gia nhập thị trường lao động ngày càng nhiều. Marcelo Caetano đi tạo dựng tăng trưởng kinh tế vài cải cách xã hội như cấp lương hưu cho công nhân nông thôn không hề có cơ hội trả tiền an sinh xã hội, mục đích của cải cách lương hưu có ba chân: cải thiện công bằng, giảm mất cân đối tài khóa, nguy cơ và đạt được hiệu năng cao hơn cho tổng thể nền kinh tế, ví dụ bằng cách ấn định đóng góp ít bóp méo thị trường lao động hơn hay cho phép tiền tiết kiệm từ quỹ lương hưu tăng đầu tư vào nền kinh tế. Năm 1969, khi Marcelo Caetano lên thay Salazar, chính quyền Tân Quốc được một chút dân chủ hơn, Caetano cho phép việc thành lập phong trào công đoàn dân chủ đầu tiên từ thập niên 20.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Estado_Novo_(Bồ_Đào_Nha) http://ultramar.terraweb.biz/Noticia_joaobravodama... http://www.economist.com/world/mideast-africa/disp... http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,9... http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,9... http://digitalcommons.wcl.american.edu/cgi/viewcon... http://www.brown.edu/Departments/Portuguese_Brazil... http://libro.uca.edu/payne2/index.htm http://www.eric.ed.gov/contentdelivery/servlet/ERI... http://maltez.info/respublica/portugalpolitico/gru... http://www.fotw.net/flags/tl!1967.html